Bài Báo

Chủ tịch công ty ISHIKAWA đến tham quan và trao đổi cơ hội hợp tác

Chiều ngày 31/08/2016, công ty Kyodai hân hạnh được đón tiếp ban lãnh đạo của công ty ISHIKAWA đến tham quan và giới thiệu sản phẩm. Đến tham quan lần này có ông Naoaki Ishikawa- nguyên Chủ tịch công ty

Ảnh chụp: Mr. Naoaki Ishikawa - Chủ tịch công ty Ishikawa thứ 3 từ phải sang.

Ảnh chụp: Ông Naoaki Ishikawa – Chủ tịch công ty Ishikawa thứ 3 từ phải sang.

ISHIKAWA tại Nhật Bản, Ông Nguyễn Văn Hùng – Trưởng đại diện của ISHIKAWA tại Việt Nam và Ông Đặng Văn Vân – Cán bộ bán hàng của công ty Kenematsu KGK Việt Nam.
Ông Naoaki Ishikawa đã có buổi nói chuyện & trao đổi trực tiếp với Ông Nguyễn Hải Linh -Trưởng Nhóm Kỹ Sư của công ty Kyodai và Ông Phạm Đình Tú Kỹ Sư – Chuyên Gia Kyodai.

Mr.Linh - Trưởng nhóm kỹ sư KYODAI đang trao đổi với Mr. Naoaki Ishikawa - Chủ tịch ISHIKAWA

Ông Linh – Trưởng nhóm kỹ sư KYODAI đang trao đổi với Ông Naoaki Ishikawa – Chủ tịch ISHIKAWA

Mr. Naoaki Ishikawa tự tin khi giới thiệu sản phẩm của công ty ISHIKAWA

Ông Naoaki Ishikawa tự tin khi giới thiệu sản phẩm của công ty ISHIKAWA

Ông Naoaki Ishikawa cho biết: ” ISHIKAWA hiện đang sản xuất các loại dao cụ đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật của các loại máy gia công mà Kyodai đang sử dụng. Với độ bền, độ chính xác cao và thân thiện với môi trường, ISHIKAWA tự tin là nhà sản xuất các sản phẩm dao cụ chất lượng của Nhật Bản”.

Thay mặt công ty Kyodai, Ông Linh đã gửi lời cảm ơn Ông Naoaki Ishikawa đã đến tham quan và giới thiệu sản phẩm công nghệ. Việc nâng cao chất lượng sử dụng dao cụ trong việc gia công sản xuất luôn được trú trọng tại công ty Kyodai. Kể từ sau chuyến thăm của Đai diện tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản, Giao thương giữa Kyodai và các công ty của Nhật Bản đã tăng vọt. Nhật bản đang trở thành nước đi đầu về cải tiến công nghệ cắt gọt, chuyến thăm lần này của ISHIKAWA đã thúc đẩy sự hợp tác giữa Ishikawa nói riêng và các công ty Nhật Bản nói chung với công ty Kyodai.

Đại diện tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản đến thăm nhà máy Kyodai tại Hải Dương

Chiều ngày 17/08/2016 Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại & Dịch Vụ Kyodai rất lấy làm vinh hạnh khi được đón tiếp các đại diện trong và ngoài nước đến tham quan nhà máy Kyodai tại Khu Công Nghiệp Thạch Khôi, Thành Phố Hải Dương.

Đến tham quan nhà máy có các phái đoàn của Nhật Bản, trong đó có đại diện tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản là ông Tomofami Ale và thư ký đi cùng.

Tiep chuyen dai dien to chuc xuc tien thuong mai nhat ban

Ảnh chụp: Giám Đốc Kyodai đang tiếp chuyện các đại diện tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản trước cửa phòng Kỹ Thuật.

Hiện nay công ty Kyodai đang gia công các sản phẩm cơ khí chính xác theo đơn đặt hàng của các khách hàng đến từ thị trường Nhật Bản. Chuyến tham quan lần này của các đại diện Nhật Bản đã thúc đẩy sự gắn kết giữa các các công ty Nhật Bản với Kyodai.

Nguyễn Văn Hiển | Kyodai.com.vn  | Cokhichinhxac.top | Precisionmachining.top

Xu hướng mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Nhật Bản, mở chi nhánh, công ty con và văn phòng đại diện đang là xu hướng mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.

Trong bối cảnh đó, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) phối hợp với Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo “Xúc tiến đầu tư, mở rộng kinh doanh với thị trường Nhật Bản” nhằm giới thiệu cách tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng như ưu điểm, lợi thế khi đầu tư, mở rộng kinh doanh tại đây.

Tự tin vươn tới thị trường tầm cao

Mặc dù số lượng dự án đầu tư  của doanh nghiệp (DN) Việt sang Nhật chưa nhiều, quy mô đầu tư còn nhỏ, nhưng các dự án hoạt động hiệu quả, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm… đem lại giá trị gia tăng cao và góp phần nâng cao năng lực cho các kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin của Việt Nam.

Những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang mở ra cánh cửa lớn cho DN Việt. Giờ đây họ không chỉ có thể tiếp cận những thị trường nhỏ, thấp hoặc ngang mình mà còn có đủ điều kiện và tự tin để vươn sang các thị trường phát triển hơn.

Theo ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, để định hướng đầu tư sang Nhật Bản, Việt Nam có khá nhiều thuận lợi.

kyodai_toan_canh_hoi_thao
Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: Quỳnh Hương/TGVN).

Thứ nhất, DN phát triển mạnh về quy mô và số lượng trong những năm gần đây. Hiện Việt Nam có khoảng 450 nghìn DN, phấn đấu đạt khoảng một triệu DN vào năm 2020, do vậy nhu cầu mở rộng không gian đầu tư, kinh doanh của DN rất cao.

Thứ hai, Việt Nam có lượng nhân lực dồi dào, với khoảng 47 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động qua đào tạo đạt 51%, đến năm 2020 dự kiến đạt khoảng 75%.

Thứ ba, lực lượng kỹ sư trẻ, cần cù, năng động, có trình độ, sáng tạo, sử dụng thành thạo ngoại ngữ ngày càng gia tăng.

Thứ tư, số cử nhân công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, chi phí lương cạnh tranh so với nhiều nước trong khu vực. Hiện nay, có trên 15.000 du học sinh Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại Nhật Bản.

Cách tiếp cận mới

Nói về sức hấp dẫn của thị trường Nhật Bản, ông Shigeki Maeda, Phó Chủ tịch JETRO, cho biết, tháng 12/2012, sau khi Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra chính sách ABENOMICS nhấn mạnh việc gia tăng GDP, cơ hội cho DN, tạo việc làm thì đầu tư nước ngoài vào Nhật ngày càng gia tăng.

Các Lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt đầu tư sang nhật chủ yếu là thông tin-truyền thông, khoa học và công nghệ; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô; du lịch; dịch vụ lưu trú, nhà hàng; cơ sở chế biến, chế tạo.

Với quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư bằng nhiều cách, Nhật Bản trở thành một thị trường dễ kinh doanh hơn. Nhà đầu tư sẽ cảm thấy thoải mái hơn và nhiều cơ hội hơn khi đến đây. Một số chế độ độc quyền đã dỡ bỏ dần, thị trường thuốc, dược phẩm, thiết bị y tế cũng mở hơn… Như vậy, khi DN Việt Nam đầu tư sang Nhật Bản không những sẽ được hưởng một môi trường, thị trường hấp dẫn, chuyên nghiệp mà có thể tăng cường năng lực kinh tế và năng lực cạnh tranh cho chính mình.

Giờ đây, với tư duy cởi mở về kinh tế, số lượng nhà đầu tư quốc tế, khách du lịch nước ngoài vào Nhật tăng lên rất nhiều, mở ra cơ hội kinh doanh, trở thành thị trường lớn, đa dạng đối với các DN.

Một ví dụ đời thường và điển hình được ông Shigeki Maeda đưa ra là hiện các cửa hàng sushi ở Nhật Bản cũng áp dụng big data  (dữ liệu lớn)  trong phục vụ để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Đây là cơ hội để phát triển về công nghệ thông tin, đặc biệt là các dịch vụ mới và đang phát triển nóng hiện nay như IoT (Internet of Things – kết nối mọi thứ qua Internet) , điện toán đám mây hay big data, … là lĩnh vực mà DN Việt Nam có thế mạnh mà nhu cầu ở thị trường Nhật Bản cũng rất lớn.

Ông Shigeki Maeda kêu gọi DN Việt Nam “Hãy mở chi nhánh ở Nhật Bản thay vì ở Việt Nam để đạt được những thành công mới”. Ông cũng nhấn mạnh, Nhật sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN Việt Nam đầu tư làm ăn tại đây. Trung tâm hỗ trợ DN đầu tư Nhật Bản (IBSC) có dịch vụ tư vấn miễn phí cho các DN các bí quyết cần thiết để thành lập văn phòng đại diện tại Nhật về: tư vấn pháp luật, chi phí kinh doanh, cơ chế thị trường, tập quán thương mại, bảo đảm nhân lực, thông tin bất động sản. Trung tâm sẽ cho DN mượn văn phòng tạm thời trong 2 tháng tại 6 thành phố của Nhật Bản khi thực hiện các thủ tục thành lập văn phòng kinh doanh tại Nhật.

Khó nhưng nhiều cơ hội

Mặc dù thị trường Nhật Bản nổi tiếng khó tính nhưng một khi đã được chấp nhận, sản phẩm dịch vụ của nhà đầu tư tại thị trường này sẽ vững chắc đi lên. Đây là khẳng định của hầu hết các chuyên gia và doanh nghiệp có kinh nghiệm.

Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hà Nội lưu ý với các DN muốn mở rộng đầu tư sang Nhật cần cân nhắc những yếu tố về giá đồng Yen (hiện đang tăng), dân số già, nguồn lao động thiếu, chi phí nhân công cao… Vì vậy, việc tuyển dụng các kỹ sư, lao động Nhật rất khó, đặc biệt là kỹ sư công nghệ thông tin mức lương rất cao. DN Việt Nam nên đào tạo tiếng Nhật cho các kỹ sư trẻ của mình rồi chuyển sang Nhật làm việc.

Từ kinh nghiệm thực tế khi mở văn phòng đại diện của mình tại Nhật Bản, ông Nguyễn Ích Vinh, Giám đốc Công ty công nghệ thông tin Tinh Vân Outsourcing chia sẻ về cả thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Nhật Bản.

Theo ông, doanh nghiệp Việt gặp những thách thức không hề mới khi đầu tư tại đây như: khoảng cách về tiêu chuẩn, chất lượng; trình độ tiếng Nhật của nhân sự thấp; chi phí xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường cao; chu kỳ bán hàng kéo dài (1-2 năm), thiếu thông tin, kinh nghiệm…

Ông Vinh cũng chia sẻ về ba thế mạnh của Việt Nam, tuy nhiên nếu không thật sự tận dụng được thì không giải quyết được vấn đề. Một là lợi thế về chi phí cạnh tranh. Tuy vậy, lợi thế này không dài hạn, chi phí ngày càng tăng lên. Hai là lợi thế nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có nền tảng tốt nhưng lại chưa chuyên nghiệp, làm việc theo quy trình lỏng lẻo, tính tuân thủ thấp. Ba là lợi thế tương đồng về văn hoá nhưng nhân sự lại thiếu khả năng giao tiếp và không chủ động làm rõ yêu cầu.

Để giải quyết những vấn đề này, theo ông Vinh, các yếu tố tiên quyết mà doanh nghiệp Việt cần lưu ý là phải có chiến lược dài hạn, đầu tư bài bản về nguồn lực và trên hết, không bao giờ quên rằng, đối với thị trường Nhật Bản, chất lượng luôn phải đặt lên hàng đầu.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí chính xác, dịch vụ và thương mại Việt Nam (VPMS) – một công ty “siêu nhỏ” với số vốn đầu tư khoảng 10 tỷ VNĐ chia sẻ kinh nghiệm thực tế, công ty đã phát triển rất “nóng” khi làm ăn với doanh nghiệp Nhật Bản.

“DN Nhật Bản vô cùng khó tính”, ông Huy khẳng định. Sai lầm của DN Việt Nam là có thói quen tự mình giải quyết các vấn đề phát sinh, nhiều khi đơn hàng có khả năng chậm cũng không báo lại với đối tác. “Do đó, các DN muốn hợp tác được với đối tác Nhật Bản cần phải thiết lập cơ chế HO-REN-SO (báo cáo, liên lạc, bàn thảo) để trao đổi và nắm bắt được toàn bộ thông tin về sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng…”, ông Huy nói.

Để có được đơn hàng với DN Nhật, VPMS đã thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ thuật cho nhân viên. Đặc biệt là các khóa đào tạo này do chính chuyên gia của khách hàng phái cử và điều này giúp nâng cao trình độ nhân viên về kỹ thuật, kiểm soát quy trình, qua đó tăng năng suất và giảm giá thành. Ông Huy cũng nhấn mạnh, “không bao giờ được xuề xoà, dễ dãi trong quản lý chất lượng sản phẩm”.

Khi kinh doanh thành công tại Nhật Bản, cũng có nghĩa là DN Việt và các tổ chức xúc tiến liên quan đã làm tốt vai trò của mình như “thêm một chiếc bánh trong hai bánh xe của cỗ xe hợp tác kinh tế giữa hai “đối tác vàng” Việt – Nhật, thúc đẩy hợp tác trong môi trường TPP và các hiệp định thương mại thế hệ mới của tương lai”, ông Katsuro Nagai, Công sứ phụ trách kinh tế Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói.

Nguyễn Văn Hiển | kyodai.com.vn | cokhichinhxac.top | precisionmachining.top

Vì sao Việt Nam sắp bị Lào và Campuchia vượt mặt? Phải chăng là do 1 chữ LƯỜI

Luôn sợ bị Lào và Campuchia vượt mặt nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi vì sao lại thế? Hãy khoan bàn về góc độ vĩ mô, hãy cùng nhìn lại từ con người Việt Nam, phải chăng chúng ta đang mắc một căn bệnh nan y không thể chữa nổi: LƯỜI!

Vi sao Viet Nam sap bi Lao va Campuchia vuot mat? Phai chang la do 1 chu LUOI - Anh 1

ảnh minh họa: Nguồn Internet

Năng suất lao động của người Việt Nam thua Lào, gạo Việt sắp nhường ngôi cho gạo Campuchia, dệt may Việt nhìn dệt may Campuchia lấy hết đơn hàng… Những tựa báo khiến cho người đọc cảm thấy Việt Nam đang ở tình thế sắp bị Lào và Campuchia vượt mặt đến nơi rồi.

Đã có hàng trăm, nghìn bài báo, hàng chục cuộc hội thảo bàn luận về vấn đề này, giới kinh tế tìm ra cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Thế nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao mà đất nước chúng ta lại rơi vào tình trạng như vậy không?

Người Việt Nam mắc bệnh lười vận động nhất thế giới

Theo một nghiên cứu khoa học được đăng tải trên Tạp chí Y khoa The Lancet (Anh Quốc) vào năm 2014, có khoảng 1/3 số người trưởng thành trên khắp thế giới mắc “bệnh” lười vận động. Trong đó, Việt Nam được xếp vào nhóm những nước lười vận động nhất với chỉ khoảng 15,3% số người dân tập thể dục nhiều hơn 30 phút mỗi ngày.

Đáng buồn là trong 15,3% đó lại đa phần là những người già và trung niên. Thực tế, khi đi trên đường, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều hình ảnh người dân tập thể dục ở công viên, nơi công cộng nhưng chủ yếu vẫn là người già. Mặc dù, thời buổi công nghệ hiện đại, giới trẻ có thể tìm đến phòng tập GYM, aerobic, bể bơi… để vận động cơ thể nhưng vẫn còn quá ít.

Trong khi đó, ở hệ thống giáo dục, môn Giáo dục thể chất của học sinh chỉ được xem là môn phụ, một tuần 1-2 tiết, mỗi tiết kéo dài 45 phút. Thậm chí, nhiều học sinh còn mặc định giờ học Thể dục là để giải lao, thư giãn sau khi học các môn căng thẳng kiến thức như Toán, Lý, Hóa…

Câu cửa miệng chúng ta hay nói với nhau “có sức khỏe là có tất cả”, nhưng nếu chúng ta không chăm chỉ vận động, tập thể dục thì đào đâu ra sức khỏe? Mà những người có sức khỏe yếu đương nhiên sức chịu đựng cũng yếu nên sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy của cái sự lười rèn luyện thân thể, lười học, lười lao động, lười suy nghĩ…

Sinh viên thì lười… học

Còn nhớ, cách đây khoảng 2 năm, ca sĩ Kyo York, từng học ở Đại học Marymount Manhattan, tốt nghiệp và làm việc tại Công ty Apple tại thành phố New York, Mỹ, khi đến Việt Nam công tác đã không ngần ngại làm hẳn một clip so sánh sinh viên Việt Nam với sinh viên Mỹ.

Kyo York nói sinh viên Mỹ mạnh dạn chia sẻ kiến thức, chịu khó cọ xát thực tế để làm quen với nghề nghiệp, hoàn thành mục tiêu bằng tất cả khả năng của mình còn sinh viên Việt thì ngược lại. “Việt Nam đang tồn tại một bộ phận các bạn sinh viên khá là lười biếng, thụ động và rất thiếu sáng tạo”.

Clip của Kyo tạo ra những ý kiến trái ngược nhau. Một số bạn trẻ cảm thấy khá bất bình, số khác lại đồng ý với Kyo và cho rằng đây là ý kiến thẳng thắn. Dù đổ lỗi cho hệ thống giáo dục hay cả Chính phủ đi nữa thì cũng không thể phủ nhận là sinh viên ở Việt Nam đa phần lười thật.

Thực tế một bộ phận sinh viên học chỉ để đối phó, không nỗ lực, tập trung. Khi đến giảng đường, thầy thì say sưa giảng bài còn sinh viên thì mặc kệ, không quan tâm vì bận lướt Facebook, ăn quà vặt, chém gió, ngủ gật… Hình ảnh này ở trường đại học nào ở Việt Nam chẳng có, thiếu gì.

Trước mỗi kỳ thi, thầy giáo nào cũng dặn đọc kỹ giáo trình bài giảng. Tuy nhiên sinh viên thì vẫn cứ ngoan cố, coi chuyện học lại, thi lại là điều bình thường, thậm chí “Sinh viên mà, ai chẳng thi lại”. Muốn kiếm một sinh viên tự giác bỏ ra khoảng 2-3 giờ đồng hồ để tự học ở nhà bây giờ chả khác gì việc “đãi cát tìm vàng”.

Vi sao Viet Nam sap bi Lao va Campuchia vuot mat? Phai chang la do 1 chu LUOI - Anh 2

Sinh viên ngủ gật trong giờ học: Ảnh Sóng trẻ tv

Lười học, lười vận động làm cho sinh viên dần trở nên chây ì, dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, sự phát triển của xã hội, của thế giới lại không ngừng vận động, thậm chí là với tốc độ chóng mặt. Nếu sinh viên Việt Nam cứ mãi chậm chạp, cứ mãi thụ động, cứ mãi đứng yên một chỗ thì sẽ bị thụt lùi, bị bỏ lại sau lưng, mãi mãi không theo kịp sự phát triển của thế giới.

Vì vậy, căn bệnh lười đang trở thành một vật cản, làm cho chúng ta thụt hậu, thua trong cuộc chạy đua của tri thức, nhất là khi lớp trẻ là thế hệ tương lai, quyết định vận mệnh, sự phát triển của đất nước.

Sách là kho tàng trí thức của nhân loại. Nhưng người Việt không cần!

Theo số liệu thống kê từ Bộ GD-ĐT, ở Việt Nam, trung bình 1 người dân đọc chỉ 4 cuốn/ năm; trong đó, 2,8 cuốn là sách giáo khoa; 1,2 cuốn là sách khác.

So với các nước phát triển như Pháp, Nhật Bản, Israel – lượng sách người dân Việt Nam đọc chỉ bằng 1/5. Hiện nay các nước phát triển như Pháp, Nhật Bản, Israel trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách /năm. Các nước trong khu vực như Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/ năm, Malaysia là 10 cuốn/ năm…

Trong khi đó, giới trẻ, học sinh, sinh viên Việt Nam thì thích đọc truyện ngôn tình “3 xu”, truyện kiếm hiệp, truyện tranh nhiều hơn là những cuốn sách mang lại giá trị kiến thức cao.

Lười làm!

Dư luận hẳn còn nhớ, ông Ito Junichi, một CEO người Nhật, mới đây viết trên Facebook: Lần đầu ông đến Việt Nam hơn 20 năm trước, ông thấy người Việt Nam cần cù, chăm chỉ như người Nhật. Nhưng 20 năm sau, người Việt đã lười đi.

“Một điều có thể thấy là người Việt coi thường những người lao động chân tay. Nhiều người trẻ thích làm trong các văn phòng tiện nghi, có điều hòa… Ở Nhật, sinh viên ĐH nổi tiếng nhất là ĐH Tokyo nhưng đến nhà máy thực tập phải dọn dẹp, làm vệ sinh, họ phải học lao động tay chân. Họ phải học mọi thứ trước khi học làm sếp…”.

Xin nhắc tiếp lời ông Junichi: “Nhiều người Việt trẻ tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ nhưng họ chưa làm việc thật bao giờ. Họ chỉ học trên giấy tờ, đọc sách, báo nhưng chẳng hiểu thực tế gì cả. Họ chỉ thích làm việc bàn giấy, họ nặng lý thuyết mà thiếu thực tế. Thiết nghĩ Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kỹ năng thay vì chỉ tạo điều kiện cho những người chỉ biết làm bài kiểm tra!”.

Đọc lời nhận xét thẳng thắn của ông CEO người Nhật này chợt nhớ tới lời của một vị lãnh đạo Bộ GD&ĐT khi trả lời tình trạng đào tạo “thừa thầy thiếu thợ”. Vị này nói không phải là thừa thầy mà chỉ thừa những “thầy năng lực kém” thôi, vì nhiều người tuy tốt nghiệp ĐH nhưng thiếu năng lực, ít công ty nào chịu nhận, nếu bí quá nhận vào thì họ buộc phải đào tạo lại từ đầu rất tốn kém.

Chưa kể, còn một bộ phận người Việt đi làm nhưng sáng sáng ngồi đầy ở các quán cà phê, trà đá vỉa hè để “chém gió”. Hoặc như, ở công sở, khi sếp đi vắng thì nhân viên tranh thủ chơi game, xem phim Hàn Quốc, chát chít…

Vi sao Viet Nam sap bi Lao va Campuchia vuot mat? Phai chang la do 1 chu LUOI - Anh 3

Ảnh minh họa

Tất nhiên không đánh đồng tất cả người lao động Việt Nam đều “xấu xí” nhưng còn rất nhiều thanh niên tư duy theo kiểu: Ai hơi đâu “tự kỷ” ngồi một chỗ để làm việc, để nghiên cứu, tìm hiểu cập nhật kiến thức. Có mà “hâm” mới như thế!

Thêm nữa, hiện cả nước có gần 8.000 lễ hội, trung bình mỗi ngày diễn ra khoảng 22 lễ hội. Tức là bình quân mỗi giờ, ở Việt Nam lại có một lễ hội được phục hoạt. Mà cứ đến mùa lễ hội thì người Việt Nam kiểu gì chẳng xin nghỉ việc, chen chân nhau “trẩy hội” như một chuyện thường ngày ở huyện.

Uống bia rượu thì nhất nhì Đông Nam Á

Lười là, lười đọc sách, lười học, lười tập thể dục… nhưng lại uống rượu bia nhất nhì Đông Nam Á. Cái này thì rõ ràng rồi.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tính chung 5 tháng đầu năm 2016, lượng tiêu thụ bia sản xuất trong nước của thị trường Việt Nam vào khoảng 1,3 tỷ lít, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung bình mỗi năm, người Việt tiêu thụ hơn 3 tỷ lít bia, tương đương với khoảng hơn 3 tỷ đô la Mỹ. Với “thành tích đáng nể” này, Việt Nam trở thành quốc gia tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á, đứng thứ ba châu Á, và thứ 50 thế giới.

Từ người già đến người trẻ, thanh niên đến trung niên, ai chẳng nhiều lần cứ tan tầm là ra quán nhậu nhẹt. Điều này thấy rõ nhất ở Sài Gòn và Hà Nội, người lớn, nhất là đám mày râu ngồi la liệt, kín đặc tới tận đêm hôm khuya khoắt mới về, phó mặc mọi việc ở nhà cho vợ con.

Trong khi tốc độ tiêu thụ bia tăng phi mã thì năng suất lao động của người Việt Nam lại đang đội sổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu chính thức nào về mối liên quan giữa uống bia và năng suất làm việc nhưng rõ ràng, không ít những trận nhậu ban ngày kéo dài hàng tiếng đồng hồ khiến nhiều người say, “gục” tại trận. Đương nhiên, cơn say này làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc và giảm năng suất lao động.

Đó là còn chưa kể phải mất một khoản tiền rất lớn khác chi cho thức ăn, dịch vụ, giải quyết hậu quả sau say như tai nạn giao thông, đánh nhau…

Chính cái sự lười cả về mặt thể chất (lao động, vận động) và tinh thần (tư duy, tính toán, suy xét) kết hợp vói một số tồn tại khác như sự phân hóa giàu nghèo hay tình trạng thất nghiệp tăng đã và đang khiến cho xã hội quan ngại về tương lai của đất nước.

Vẫn biết nguyên nhân khiến chúng ta đang dần bị Campuchia và Lào đuổi kịp, rồi vượt mặt phải được xét trên góc độ toàn diện, từ chính sách kinh tế vĩ mô, hoạch định tầm nhìn, tài chính… nhưng có lẽ một phần cũng là do xã hội của chúng ta có quá nhiều người lười.

PGS Văn Như Cương từng nhận xét rằng: “Hiện nay cả xã hội ta là xã hội lười biếng”. Mà con người lại chính là trung tâm và quyết định sự phát triển của kinh tế – xã hội của một quốc gia, trong đó những người trẻ với sự năng động và sáng tạo sẽ là yếu tố then chốt.

Chính sự lười biếng của người Việt hiện nay đã khiến cho kinh tế – xã hội Việt Nam chậm phát triển. Vì vậy, hãy để tương lai của quốc gia bắt đầu từ mỗi con người. Chúng ta cần phải làm gì để thay đổi một cách toàn diện chứ không phải chỉ chữa “triệu chứng”.

Theo các chỉ số thống kê xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đang đối mặt với nguy cơ bị Lào và Campuchia vượt qua về cả năng lực cạnh tranh, khả năng vươn lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, và trình độ sản xuất.

Cụ thể, Việt Nam đang là quốc gia có chi phí thời gian chờ và nộp thuế cao nhất trong khu vực. Báo cáo của World Bank cho thấy, trong nhiều năm liền số giờ trung bình cho một doanh nghiệp nộp hồ sơ thuế và đóng được thuế là 872 giờ, gấp hơn 10 lần so với Singapore, gấp 2,5 lần so với Lào và hơn 5 lần so với Campuchia.

Xét về mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp, hiện trình độ sản xuất của Việt Nam được WEF xếp sau cả Lào và Campuchia, chỉ cao hơn Myanmar.

Báo cáo cho thấy, doanh nghiệp ở Lào có năng lực đổi mới và sáng tạo; độ chuyên sâu cao hơn doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, trình độ marketing của các doanh nghiệp ở Lào và Campuchia được WEF đánh giá cao hơn cả Việt Nam.

Điểm quan trọng trong năng lực cạnh tranh doanh nghiệp là đào tạo nhân viên và thu hút nhân tài, hiện Việt Nam vẫn bị xếp sau cả Lào và Campuchia.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Dư Hoài

Theo Trí Thức Trẻ

Doanh Nghiệp Việt Tham Gia Chuỗi Cung Ứng Cho SamSung Tăng Gấp 3 Lần

Theo VOV – Hiện số có 190 doanh nghiệp Việt là nhà cung ứng của Samsung, gồm 12 nhà cung ứng cấp 1 và 178 nhà cung ứng cấp 2.

Con số các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Samsung đã tăng gấp 3 lần so với năm 2015. Ông Han Myoungsup- Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Điện tử Việt Nam vừa cho biết tại cuộc Triển lãm Hội thảo Công nghiệp Phụ trợ lần thứ 3 do Samsung Việt Nam tổ chức sáng nay (21/6).

Theo đó, từ 4 nhà cung ứng cấp 1 thuần Việt, hiện Samsung đã có 12 doanh nghiệp Việt là nhà cung ứng cấp 1. Ngoài ra còn có 178 doanh nghiệp Việt là nhà cung ứng cấp 2. Như vậy, hiện có tổng số 190 doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia chuỗi cung ứng của Samsung. Trong đó, số doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng của SEV/T (tại miền Bắc) là 6 doanh nghiệp cấp 1 và 155 doanh nghiệp cấp 2. Đối với SEHC (TP. Hồ Chí Minh), con số tương ứng là 6 doanh nghiệp cấp 1 và 23 doanh nghiệp cấp 2.

Samsung-KyodaiTỉ lệ hàng tồn kho tại các công ty cung ứng của Việt Nam cho Samsung cũng đã giảm nhiều. Cụ thể, tại công ty Goldsun, tỉ lệ hàng tồn kho giảm hơn 60%, tỉ lệ lỗi thiết bị giảm 72%, trong khi tỉ lệ sản xuất chính xác đối với số lượng yêu cầu tăng từ 0% lên 94%. Còn tại công ty Mida, hiệu suất tổng hợp thiết bị đã tăng 26%, năng suất vận hành thiết bị tăng 59%, tỉ lệ hàng lỗi giảm 52%, tỉ lệ hàng tồn kho giảm 54%.

Có được kết quả này, được biết Samsung đã cử các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm từ Hàn Quốc sang trực tiếp hỗ trợ cho 9 công ty Việt Nam để cải tiến quy trình sản xuất và hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam.

hoi_thao_UQRR

Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Han Myoungsup nhấn mạnh, bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng các điều kiện của Samsung về chất lượng-thời gian giao hàng- giá cả đều có cơ hội trở thành nhà cung ứng của Samsung. Ông đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng mở rộng đội ngũ nhân lực kỹ thuật và quản lý chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Han Myoungsup cũng cho biết, thông qua cuộc Triển lãm Hội thảo Công nghiệp Phụ trợ lần này, Samsung muốn tiếp tục tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện, và thảo luận các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện trong lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam.

Ông Han Myoungsup nói: “Samsung đang sản xuất các thành phẩm công nghệ như điện thoại di động hay sản phẩm điện tử gia dụng tại Việt Nam. Chúng tôi đã và đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI đang đầu tư tại Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Tuy nhiên, trên nguyên tắc hoạt động của công ty, chúng tôi luôn mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp trong nước chuyên cung cấp các linh kiện phụ trợ phục vụ cho quá trình sản xuất của Samsung. Chính vì thế, một trong những hoạt động chúng tôi tiến hành để thu hút và tìm kiếm các nhà cung ứng cho Samsung là tổ chức cuộc triển lãm, hội thảo công nghiệp hỗ trợ như ngày hôm nay. Các doanh nghiệp Việt đến tham quan buổi triển lãm, hội thảo công nghiệp hỗ trợ có cơ hội tìm hiểu thông tin, nhìn nhận, đánh giá năng lực của mình cũng như thảo luận lĩnh vực mà doanh nghiệp nên theo đuổi. Từ đó, số doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung sẽ ngày càng tăng cao”.

“Trong tương lai, chúng tôi kỳ vọng những nhà cung cấp này sẽ là các doanh nghiệp thuần Việt 100%. Để giúp các doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung cũng như đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ Việt Nam cần ban hành các chính sách cũng như nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và hoạch định những chiến lược dài hạn để tạo ra sự hợp tác và phát triển bền vững giữa doanh nghiệp Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài”- ông Han Myoungsup nhấn mạnh./.

Nguyễn Văn Hiển / Kyodai.com.vn / PrecisionMachining.Top / Cokhichinhxac.top

Join us for PMPA’s 2016 Annual Meeting

Meeting Precision Machining on HotelPrecision machined products industry professionals are invited to participate in PMPA’s Annual Meeting this fall at The Westin Hilton Head Island Resort and Spa in South Carolina. This is a great opportunity for senior management and company owners to connect and learn from one another by actively participating in this conference.

The combination of networking events and strategic level business sessions will provide the take-home value that you have come to expect from our national meetings. A diverse group of speakers and topics will be offered at this year’s conference, including:

Economic Advice – The best economic intelligence advice that can be provided will be delivered by Brian Beaulieu of ITR Economics. ITR has provided business leaders with economic information, insight, analysis and proactive strategies since 1948.

Pricing Strategies – Casey Brown is the president of Precision Pricing, a firm that works with clients to drive profitability through strategic pricing excellence. Her speaking style is interactive, relatable and favors high retention. Realworld studies and relevant exercises will be used to keep the audience engaged and provide take-home value for all attendees.

Generational Insights – Ken Beller is the cofounder and president of Near Bridge Inc., a consulting firm that specializes in helping people get along better. Near Bridge’s groundbreaking research into generational values reveals the hidden factors that motivate people and provides practical ways to engage and empower employees and turn customers into raving fans.

Capitol Hill News – The Franklin Partnership remains in constant contact with policy makers in Washington, D.C., to educate members of Congress, the administration and its staff on issues of critical importance to the precision machined products industry. The timing couldn’t be better to hear the latest in data and analysis from representatives from the team at Franklin Partnership.

view-bar-machiningThe Westin Hilton Head Island Resort and Spa promises to provide the ideal setting for you to recharge, reconnect and reward your management team. The property is located on the Intra-coastal waterway and encompasses vast sea marshes, creeks and lagoons. Wildlife preserves make the island home to hundreds of species of birds and animals. It is the perfect place to enjoy both the professional programming and the beauty that this portion of the country has to offer.

Visit the PMPA Annual Meeting website at pmpa.org for more details on the program and conference registration. If you have any questions about this meeting, please contact Renee Merker, PMPA communications and events planner at 440-526-0300 or email at rmerker@pmpa.org.

Hành trình du lịch đảo Cát Bà

 Anh em Kyodai tắm biển tại bãi biển cát cò 2Du lịch Cát Bà những năm gần đây đang là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều du khách không chỉ trong và ngoài nước, đặc biệt là trong dịp hè hay các dịp nghỉ lễ. Hãy cùng chúng tôi khám phá những kinh nghiệm tất tần tật về ăn ở, đi lại, mua sắm và những mẹo vặt làm hành trang cho chuyến du lịch Cát Bà thú vị đặc biệt trong dịp nghỉ hè 2016 này nhé!

Du lịch Cát Bà và đúc rút kinh nghiệm

1. Về phương tiện đi lại

Xuất phát từ Hải Dương, xe du lịch của công ty Kyodai trở cán bộ công nhân viên từ trụ sở công ty qua quốc lộ 5b đến cảng Đình Vũ chưa đầy 60 phút. Sau khi đến thành phố Hải Phòng, bạn có thể chọn tàu cao tốc hoặc tàu cánh ngầm để đi ra đảo Cát Bà với giá khoảng 220.000 đồng/lượt, công ty Kyodai tự tổ chức tua du lịch cho công nhân viên nên chúng tôi đã chọn đi phà. thời gian khoảng 1,5 tiếng – 2 tiếng.

Hoặc bạn có thể đến đảo cát bà bằng cách sau khi thăm vịnh Hạ Long có thể đi phà ở bến Gia Luận để ra đảo Cát Bà. Một công đôi việc nếu bạn có thời gian và lựa chọn.

Khi đến đảo Cát Bà, bạn có thể thuê xe ba bánh 10 chỗ để du lịch hay thuê xe máy để tự mình khám phá vẻ đẹp của đảo ngọc này.

2. Thời gian thích hợp để đi du lịch Cát Bà

Du khách có thể đi du lịch Cát Bà vào bất cứ thời gian nào trong năm, nhưng thích hợp nhất vẫn là vào khoảng tháng 6, 7 – thời điểm lý tưởng cho các chuyến nghỉ mát. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa du khách trong và ngoài nước. Khách Quốc tế thường thích đi Cát Bà vào khoảng tháng 11 tới tháng 3, còn du khách trong nước lại thích du lịch Cát Bà từ tháng 4 tới tháng 10 hàng năm. Đặc biệt, các du khách thường đến Cát Bà vào những ngày cuối tuần hay dịp nghỉ lễ nên nếu có thời gian hãy đi vào ngày giữa tuần để tránh tình trạng đông đúc và giá dịch vụ cao hơn thường ngày mà lại không đảm bảo.

3. Nhà nghỉ, khách sạn tại Cát Bà

Những năm gần đây khi du lịch ngày càng phát triển, vì vậy số lượng nhà nghỉ, khách sạn được xây dựng cũng ngày càng nhiều với đủ loại từ bình dân đến sang trọng. Thông thường khách đi đơn lẻ thường đặt phòng sẽ đắt hơn so với đi theo đoàn, tour và đặt phòng khách sạn thường càng sát ngày thì giá càng cao, giá ngày cuối tuần cũng đắt hơn so với ngày đầu tuần. Phòng khách sạn tại Cát Bà thường không gần bãi tắm, tuy nhiên bạn vẫn có thể đi bộ đi ra bãi tắm hoặc thuê xe điện với 10.000đ cho mỗi người.

Công ty chúng tôi đã lựa chọn Khách Sạn Cát Bà vì đây là khách sạn có vị trí rất thuận lợi để di chuyển quanh đảo Cát bà và các bãi biển đẹp Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Cò 3.

4. Những món ăn nên thưởng thức tại Cát Bà

Du lịch Cát Bà, du khách không chỉ được thoải mái hòa mình trong dòng nước biển trong xanh, mát mẻ hay khám phá vẻ đẹp tự nhiên của biển đảo nơi đây mà còn được dịp thưởng thức những món ăn đặc sắc của nơi đây: bún tôm, tu hài hấp thơm giòn, sam 7 món, rắn biển,…..Tất cả đều đậm đà vị biển Cát Bà và khiến du khách ăn một lần khó có thể quên được hương vị đặc trưng đó.

Du khách có thể lựa chọn ăn tại nhà hàng hay chính khách sạn mà mình ở nhưng những quán ăn đường phố cũng là một lựa chọn không tồi. Còn nếu muốn chắc chắn về chất lượng của món ăn thì tốt nhất bạn hãy tự mình đi chợ rồi về nhờ đầu bếp của khách sạn chế biến với chi phí khoảng 100.000 – 150.000 đồng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn ăn uống trên nhà nổi với chi phí khoảng 100.000 đồng/người với 8 món ăn đặc sản Cát Bà: sò huyết, nộm sứa, mắm chát,….

5. Điểm du lịch bạn không nên bỏ qua khi đi Cát Bà

– Bãi tắm: Nổi tiếng nhất ở Cát Bà phải kể đến các bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3 đều rất gần trung tâm, trong đó bãi tắm Cát Cò 2 là đẹp nhất

– Đảo Khỉ: Trước kia còn có tên là đảo Cát Dứa vì trên đảo có rất nhiều cây dứa dại được người dân dùng để ngâm làm nước uống giải nhiệt hay phơi khô làm thuốc chữa bệnh. Còn hiện nay, du khách quen thuộc với tên gọi Đảo Khỉ bởi trên đảo có khoảng 20 chú khỉ nhỏ thường xuống bãi tắm chơi đùa và ăn các đồ ăn mà du khách cho chúng. Tại đây có 2 bãi tắm là Cát Dứa 1 và Cát Dứa 2 đều rất trong xanh và là điểm tắm lý tưởng cho các du khách.

Vườn quốc gia Cát Bà: Vườn quốc gia Cát Bà là khu bảo tồn sinh quyển thế giới với hệ sinh thái vô cùng đa dạng với khoảng 741 loài thực vật khác nhau, trong đó có nhiều loại quý hiếm. Chính vì thế, nơi đây cũng là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn nhiều du khách.

Pháo đài Thần Công đảo Cát Bà

Pháo đài Thần Công đảo Cát Bà
– Pháo đài thần công: Hay còn được biết đến với tên gọi Cao điểm 177. Sở dĩ nó có tên gọi như thế là vì đó là một khu di tích lịch sử nằm ở ngọn đồi có độ cao 177m, bao gồm  các khẩu pháo đối hải cỡ lớn cùng hệ thống hầm, hào được xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ XX. Nơi đây đã cùng quân dân Cát Bà trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Hiện nay, tại đây vẫn còn lưu giữ 2 khẩu pháo rất lớn với cân nặng lên tới vài chục tấn. Ngoài ra, pháo đài Thần Công cũng là một điểm để bạn có thể chiêm ngưỡng nhiều địa điểm đẹp ở Cát Bà như Hòn Guốc, vịnh Lan Hạ,…

– Chợ Đêm: Quà lưu niệm là món đồ không thể thiếu sau mỗi hành trình du lịch mà du khách muốn mua để làm quà tặng cho gia đình và người thân. Chợ Đêm có rất nhiều  món quà lưu niệm đậm chất Cát Bà. Tôi đã có trải nghiệm thú vị khi khi đi mua 2 món đồ làm quà cho hai bé Sumi và Sumo. Đó là  búp bê Chipi và Vỏ Ngao.

– Chợ Cát Bà: Nếu như bạn rủng rỉnh tiền và có dự định từ trước thì không nên  bỏ qua trải nghiệm khi tham quan và mua sắm tại chợ Cát Bà. Tại đây các mặt hàng có rất nhiều hải sản quý và hiếm như : Cua, Ghẹ và Cá Sủ Sao Cát Bà ..

 

Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đúc rút từ kinh nghiệm thực tế trong chuyến ” Hành trình du lịch đảo Cát Bà”. Đây là chuyến hành trình du lịch giúp anh em cán bộ công nhân viên thư giãn, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ và gắn kết tinh thần sau khoảng thời gian làm việc mệt nhọc. Xin chúc quý khách thượng lộ bình an và chúng tôi luôn chào đón quý khách đến tham quan Nhà Máy Kyodai tại Thạch Khôi Gia Lộc Hải Dương để trải nghiệm và cảm nhận về Công Nghệ Gia Công Cơ Khí Chính Xác Kyodai.

Thông báo về việc du lịch nghỉ mát năm 2016

Với mục đích giúp nhân viên công ty thư giãn, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ và gắn kết tinh thần sau khoảng thời gian làm việc mệt nhọc. Công ty KYODAI tổ chức du lịch nghỉ mát cho toàn bộ nhân viên từ ngày 06 đến 07/08/2016.
ThongBaoNghiMatCongTyKyodai

Do đó xin thông báo tới Quý khách hàng và đối tác, công ty KYODAI sẽ tạm ngưng giao dịch từ 6h ngày 06/08 đến hết ngày 07/08/2016.

Công ty sẽ hoạt động bình thường trở lại từ ngày 08/08/2015.

Trong thời gian nghỉ mát, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua email: seo@kyodai.com.vn , hoặc gọi số Hotline: 0912.886.232 để được hỗ trợ.

Kính mong sự thông cảm của quý khách.

Trân trọng cảm ơn!

Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam 2016

VIIF 2016 – THÔNG TIN HỘI CHỢ

Hội chợ quốc tế Hàng Công nghiệp Việt Nam 2016 (VIIF 2016)
Đơn vị tổ chức : Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC JSC)

Địa điểm tổ chức: Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội
Địa chỉ: 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian: 17.10.2015 – 20.10.2016

Chủ trì:

Ban tổ chức Nhà nước gồm lãnh đạo của các bộ. ngành:
Bộ Khoa học và Công nghệ• Bộ Giao thông vận tải
• Bộ Công thương• Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
• Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch• Bộ Y tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư• Bộ Thông tin và Truyền thông
• Bộ Xây dựng• Bộ Tài nguyên và Môi trường
• Bộ Quốc phòng• UBND thành phố Hà Nội


Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam 2016 ( VIIF 2016):
Nhằm thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại trong nước và giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, từ năm 1991 Chính phủ Việt Nam đã giao cho các Bộ, ngành liên quan phối hợp tổ chức hàng năm Hội chợ Quốc tế Hàng Công nghiệp Việt Nam (VIIF) tại Hà Nội. Đây là một trong những sự kiện xúc tiến kinh tế lớn và có uy tín nhất ở Việt Nam thu hút đông đảo các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại. VIIF 2016 là kỳ hội chợ lần thứ 25 với kỳ vọng có bước phát triển mới mang lại hiệu quả ngày càng lớn cho doanh nghiệp. Chúng tôi tin tưởng đây là cơ hội kinh doanh cho các cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế.

Đơn vị bảo trợ thông tin:

* Mặt hàng trưng bày
Máy móc, thiết bị, công nghệ thuộc các lĩnh vực:
Công nghiệp chế tạo
– Công nghiệp phụ trợ
– Công nghiệp chế biến
– Công nghiệp xây dựng
– Công nghiệp khai thác, năng lượng
– Điện, điện tử, điện lạnh, âm thanh ánh sáng
Công nghệ thông tin, viễn thông
– Giao thông vận tải

Theo VIIF

Dây chuyền sản xuất thiết bị truyền động tiên tiến của Siemens

KyodaiNgành sản xuất chế tạo cơ khí tại Mỹ cung cấp thiết bị truyền động và các gói giải pháp truyền động chất lượng cao.

Các thiết bị truyền động được sản xuất tại đây có thể có trọng lượng lên đến vài tấn. Dây chuyền sản xuất bao gồm các cơ cấu truyền động và giải pháp truyền động tiêu chuẩn cùng nhiều thiết kế tùy chọn phù hợp với ứng dụng của khách hàng.

 
Ngành khai thác mỏ là đối tượng đầu tiên được nhắm đến, đặc biệt chú trọng các giải pháp chất lượng cao và đòi hỏi công sức bảo trì tối thiểu. Các dây chuyền nghiền nguyên liệu dọc trong công nghiệp sản xuất xi măng và khoáng sản cũng là một đối tượng chính, các nhà quản trị đã chỉ ra rằng sản xuất đang phát triển ngày càng lớn mạnh trong lĩnh vực này. Băng tải trong ngành công nghiệp năng lượng, bộ bánh răng truyền động trên các con tàu lớn và máy bơm nước/ nước thải tạo nên các phần còn lại của thị trường.

Các nhà quản trị nhấn mạnh rằng nhu cầu thì trường hiện tại bao gồm dịch vụ hỗ trợ toàn cầu, vận chuyển nhanh chóng, hiệu quả về năng lượng, chất lượng cao và sự cần thiết của một đối tác thiết kế- tất cả những yếu tố mà Siemens đều có thể cung cấp. Các ứng dụng dành cho sự phát triển trong tương lai sẽ bao gồm pin năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều và năng lượng gió.