Tra dung sai

Bảng tra kích thước bulong (Đầu lục giác chìm)

Định nghĩa: bulông là một sản phẩm cơ khí, có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế để sử dụng kết hợp với đai ốc, có thể tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.
Bu lông được sử dụng để lắp ráp, liên kết, ghép nối các chi tiết thành hệ thống khối, khung giàn. Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bulong và đai ốc để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau. Mối lắp ghép bằng bu lông có thể chịu được tải trọng kéo cũng như uốn rất tốt, nó lại có độ bền, độ ổn định lâu dài. Việc tháo lắp cũng như hiệu chỉnh mối ghép bu lông rất thuận tiện, nhanh chóng và không đòi hỏi những công nghệ phức tạp như các mối lắp ghép khác. Do có nhiều ưu điểm nên bu lông được sử dụng rộng rãi trong các máy móc, thiết bị công nghiệp, các công trình xây dựng, công trình giao thông, cầu cống… ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Đầu bu lông có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn; hình vuông; 6 cạnh (lục giác) ngoài, hoặc trong (lục giác chìm); 8 cạnh (bát giác); hoặc hình khác. Tuy nhiên dạng 6 cạnh được sử dụng nhiều hơn cả do đặc tính mỹ thuật, sự tiện lợi trong quá trình sản xuất và sử dụng. Trong nội dung bảng tra này chỉ đề cập đến đầu lục giác chìm. Dựa vào tên gọi của bu lông ta có thể tra được đường kính (D) và chiều cao (H) của đầu bu lông lục giác chìm.

Ban Ve 2d - Bulong dau luc giac chim

Hướng dẫn tra:
D: Đường kính đầu bu lông
H: Chiều cao đầu bu lông.
Đơn vị: mm

Tên gọiĐường kính
đầu bu lông (D)
Chiều cao
đầu bu lông (H)
M23.82
M35.53
M474
M58.55
M6106
M8138
M101610
M121812
M162416
M203020
M243624
M304530

BẢNG TRA BƯỚC REN TIÊU CHUẨN HỆ MÉT

Định nghĩa: Khi đường xoắn ốc được hình thành trên bề mặt tròn xoay và có hình phẳng (tam giác, hình vuông, hình thang…) thuộc mặt phẳng kinh tuyến của mặt tròn xoay chuyển động theo hướng xoắn ốc sẽ tạo thành bề mặt xoắn ốc gọi là Ren. Ren dùng để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.

Ứng dụng: Ren được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực cơ khí,
– Nó có trong đai ốc, vít gỗ, vít máy, đai ốc, bu lông…
– Dùng để kết nối các thiết bị, đường ống được tiện ren lại với nhau.
– Trong thiết bị đo lường:  bằng việc thay đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến trong thước panme.

Ren được chia ra thành nhiều loại như: Ren hệ mét, ren ống trụ, ren ống côn, ren thang nghiêng, ren thang cân, ren vuông. Trong phạm vi bảng tra dưới đây chỉ đề cập đến ren hệ mét. Dựa trên tên gọi của bulông ta có thể tra được bước ren và đường kính lỗ khoan, thuận tiện hơn trong quá trình gia công.
buoc-ren-kyodai
Hướng dẫn tra:
P: Bước răng.
D: Đường kính lỗ khoan.
Đơn vị: mm

Bang tra ren - kyodai

 

BẢNG TRA DUNG SAI LẮP GHÉP (H7, K6)

Các sai lệch cơ bản: Có 28 sai lệch cơ bản đối với trục và 28 sai lệch cơ bản đối với lỗ và được kí hiệu bằng chữ La tinh. Chữ hoa kí hiệu cho chi tiết lỗ (chi tiết bao): A,B,C,.., ZB,ZC. Chữ thường kí hiệu cho chi tiết trục(chi tiết bị bao): a,b,c,…,zb,zc.
kyodai - mien dung sai
– Lỗ cơ bản kí hiệu bằng H (EI=0)
– Trục cơ bản kí hiệu bằng h (es=0)
– Dãy các sai lệch cơ bản từ A(a) đến H(h) dùng để tạo thành các lắp ghép có khe hở.
– Từ J(j) đến N(n) là các lắp ghép trung gian.
– Từ P(p) đến ZC(zc) là các lắp ghép có độ dôi.
– Với cùng một kí hiệu thì sai lệch cơ bản của lỗ và trục bằng nhau về độ lớn nhưng ngược dấu.
– Sự phối hợp giữa chữ chỉ sự sai lệch cơ bản và số hiệu của cấp chính xác sẽ xác định được vị trí và độ lớn của miền dung sai. Miền dung sai được ghi sau kích thước danh nghĩa .
Ví dụ: ∅20H7 có nghĩa là chi tiết lỗ có đường kính danh nghĩa là 20mm, sai lệch cơ bản là H và cấp chính xác là 7.

Trong phạm vi bảng tra này chỉ đề cập đến H7 và K6.

Đơn vị: mm
kyodai - cap chinh xac
Các sản phẩm được công ty Kyodai gia công với độ chính xác lên tới 0.01mm, sản phẩm sau khi gia công được đưa vào phòng kiểm tra chất lượng để kiểm tra các thông số kích thước và hình dáng bề mặt.