Khuôn mẫu

Sinh viên cần chuẩn bị gì cho công việc thiết kế khuôn mẫu

Bạn là sinh viên cơ khí, chắc hẳn bạn boăn khoăn rất nhiều vấn đề cho sự nghiệp, công việc sắp tới của mình. Bạn định hướng sẽ thiết kế khuôn mẫu sau khi ra trường. Sau đây là các kỹ năng chuyên nghành cần trang bị tối thiểu để có thể vượt qua vòng phỏng vấn và bước vào công việc. Ở đây bài viết chỉ đề cập đến kỹ năng chuyên nghành, tất nhiên các kỹ năng mềm là cần thiết cho mọi công việc trên thế giới.
h7-danh-bong-khuon-mau
-Kiến thức lý thuyết cơ sở:

Chúng cũng đóng vai trò quan trọng quyết định tư duy của bạn. Chúng không tạo giá trị ngay trước mắt mà luôn nằm ở trạng thái tiềm năng. Bao gồm các môn học trải dài theo chương trình mà nhà trường đặt ra. Tính thực tế của chúng cũng tăng dần từ các môn lý thuyết cơ bản như toán cao cấp, hàm biến phức,… đến các môn cơ sở như sức bền vật liệu, cơ lý thuyết,…Lời khuyên là bạn hãy thu lượm tối đa nguồn kiến thức này vì sẽ có rất ít cơ hội thứ hai cho bạn làm lại. Nếu đã bỏ lỡ, thì bạn vẫn còn một cơ hội ở kiến thức cơ sở, hãy cố gắng tiếp thu chúng vì tới đây, chúng đã có ít nhiều tác động trực tiếp đến công việc của bạn.

-Kiến thức chuyên nghành:

Tất nhiên, chúng liên quan trực tiếp đến tình trạng công việc và sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn công nghệ của bạn. Bao gồm các môn học như: vật liệu, chế tạo máy, dung sai, quản trị sản xuất, lập trình, thiết kế,…Chúng giúp bạn hình dung và kết nối thành một hệ thống kiến thức tương đối để giải quyết công việc trong tương lai. Vì công việc bao giờ cũng đòi hỏi nhiều mảng kiến thức phải được kết hợp với nhau, nhất là trong kỹ thuật. Chẳng hạn, trong quy trình thiết kế khuôn hay thiết kế máy cũng vậy, bạn cần phải nắm được kiến thực vật liệu thép, vật liệu nhựa. Trong quá trình thiết kế vẫn phải kết hợp với kiến thức dung sai để tính toán, phân tích, mô phỏng và xuất bản vẽ. Tính và chọn thông số bánh răng hay bước ren của một sản phẩm, lực ma sát và độ nhám bề mặt. Độ bóng của một chi tiết hay nhiệt độ giãn nở của thép trong khuôn hotrunner,…Tất cả đều được vận dụng kết hợp kèm theo kinh nghiệm thực tế tại công ty bạn đang làm việc. Chúng chiếm khoảng 15% trong giá trị công việc của bạn.

-Kỹ năng thực hành:

Kỹ năng cực kỳ quan trọng tạo ra giá trị tức thì, giúp bạn mở được cánh cửa của các công ty. Mặc dù, trong con mắt nhà tuyển dụng, sinh viên mới ra trường chỉ như các chú thỏ ngơ ngác. Kỹ năng thực hành của bạn trau dồi tại nhà trường dù tốt đến đâu vẫn chỉ đáp ứng được tối đa khoảng 25% nhu cầu của một doanh nghiệp. Thường thì họ phải đào tạo bạn như một tờ giấy trắng, nhưng đối với họ, chỉ cần bạn như vậy là đã đạt yêu cầu. Bạn cần một tấm vé để đi tiếp vào môi trường doanh nghiệp mới nâng cao được kỹ năng của mình lên một tầm mới, thực sự làm việc chuyên nghiệp, làm để tạo giá trị thực tế cho xã hội. Vậy vấn đề nằm ở chỗ bạn phải có được tấm vé để đi tiếp, chứ không thể tự học tại nhà mà giỏi lên được.

Mr.Linh & Mr.Tú - 2 kỹ sư cơ khí Kyodai đang tiến hành phân tích, tính toán và thiết kế sản phẩm

Mr.Linh & Mr.Tú – 2 kỹ sư cơ khí Kyodai đang tiến hành phân tích, tính toán và thiết kế sản phẩm

Các kỹ năng thực hành cần có:

+Sử dụng được tối thiểu một phần mềm thiết kế thông dụng. Chẳng hạn Creo, Catia, NX, Inventor hay Solidwork. Bạn phải vẽ được sản phẩm, thực hành tương đối thành thạo ở mức độ sinh viên để vượt qua bài test thiết kế của nhà tuyển dụng. Có thể công ty phỏng vấn bạn sử dụng một phần mềm khác, nhưng biết đâu họ sẽ cho bạn một cơ hội để sử dụng phần mềm mà bạn biết. Vì nguyên lý thiết kế trên các phần mềm thiết kế cơ khí đều có điểm tương đồng với nhau. Bạn đã nắm được một phần mềm thì sẽ nhanh hơn khi học phần mềm tiếp theo.

+Một ít kiến thức về lập trình CNC: cụ thể là bạn phải nắm cơ bản vấn đề gia công cơ khí, dao cụ và các phương pháp gia công, quy trình gia công hiện tại. Nếu bạn có chứng chỉ về CAD/CAM/CNC là một thuận lợi để chứng minh bạn đã nắm được các vấn đề trên. Nên học một chút về lập trình CNC thủ công, bạn sẽ hiểu rõ hơn cách thức làm việc của máy móc.

KySuThietKeKyodai

+Một ít kiến thức về khuôn mẫu: không đòi hỏi bạn phải hiểu sâu như những người có kinh nghiệm. Bạn chỉ cần nắm rõ kết cấu cơ bản của khuôn mẫu, nguyên lý hoạt động của máy ép. Tất nhiên, học càng nhiều càng có lợi nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng khi so sánh với những người đã đi làm. Hầu hết kiến thức phục vụ công việc của họ đều có được trong quá trình làm việc.

+Kỹ năng ngoại ngữ:

Ngày nay, kỹ năng này quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực. Bạn có thể chọn tiếng Anh hoặc tiếng Nhật,..Tuy nhiên, không có nó bạn vẫn có cơ hội xin được việc làm nhưng thu nhập sẽ không được hấp dẫn bằng.

Mr. Naoaki Ishikawa giới thiệu sản phẩm của công ty ISHIKAWA bằng tiếng Nhật

Mr. Naoaki Ishikawa giới thiệu sản phẩm của công ty ISHIKAWA bằng tiếng Nhật

+Tin học văn phòng: việc này nghe có vẻ liên quan đến kế toán nhưng thực sự là bạn vẫn phải sử dụng nó. Bao gồm Word, Excel, Power point. Tối thiểu, bạn phải sử dụng được Word.

Khuôn mẫu được chế tạo như thế nào?

Các bạn quan sát những vật xung quanh, bạn sẽ nhận ra rằng phần lớn những vật đó là những vật được lắp ráp. Để tạo ra từng chi tiết của những vật đó ta cần nung chảy nguyên liệu như kim loại, nhựa hay cao su và đổ vào những chiếc khuôn công nghiệp.

Vỏ điện thoại, láp tốp, bàn phím, chuột, chai nước ... đều được tạo ra từ khuôn mẫu

Vỏ điện thoại, láp tốp, bàn phím, chuột, chai nước … đều được tạo ra từ khuôn mẫu

Vậy khuôn được chế tạo như thế nào?

Để làm ra một chiếc khuôn để đổ nhựa ta cần phải tìm đến một nhà sản xuất các loại khuôn để thiết kế và sản xuất một chiếc khuôn phù hợp có thể dùng để đúc nhựa.

Nhà máy cơ khí chính xác Kyodai chuyên sản xuất các loại khuôn mẫu và đồ gá với độ chính xác rất cao

Nhà máy cơ khí chính xác Kyodai chuyên sản xuất các loại khuôn mẫu và đồ gá với độ chính xác rất cao

h3-thepmacrom-Kyodai

Thép mạ Crom có độ bền rất cao

Để làm ra được điều này. Người sản xuất cần phải sử dụng những thanh thép mạ Crôm – là một loại kim loại có độ bền rất cao có khả năng chịu lực tốt khi ta ép liên tục để đúc các sản phẩm bằng nhựa. Người ta tập hợp những thanh kim loại để tạo ra những cái mà người ta gọi là khung sườn Sa-si.

Đưa Sasi vào máy Phay

Đưa Sasi vào máy Phay

Họ đưa Sa-si vào một máy phay để gọt những thanh kim loại có kích thước chuẩn. Thao tác này rất quan trọng bởi vì nó cho phép ta gia công những Sa-si chuẩn, nhằm tạo ra khuôn đặt theo những tiêu chuẩn kỹ thuật với độ chính xác 1/100 mm.

Khuôn mẫu luôn gồm có hai nửa

Hai nửa của khuôn mẫu

Khuôn luôn gồm có hai nửa, một nửa gồm có rất nhiều thành phần, người ta đục những lỗ tại những điểm chính xác trên khung Sa-si. Để thanh trên khớp chính xác vào lỗ, giữ cho hai nửa được khớp với nhau khi ta đổ nhựa.

Máy công cụ sẽ tiếp tục công việc điều chỉnh chi tiết và đánh nháp bề mặt nhám. Thực hiện khâu gia công với độ chính xác cao biến Sa-si thành khuôn.

Một chiếc máy công cụ khác được máy tính điều khiển có tên là cnc, gia công Sa-si từ từ và mài mòn khối thép từng chút một để tạo hình cho từng chi tiết.

Để tạo ra những chi tiết này, người ta mất  từ 3 tới 20 giờ gia công, phần lớn những chi tiết trên khuôn sẽ được người ta đưa tới máy công cụ tiếp theo. Máy đó sẽ thao tác những chi tiết mà máy cnc không làm được. Chiếc máy thứ hai này có nhiệm vụ làm ra những điện cực bằng đồng có hình dạng giống chi tiết nhựa mà ta muốn sản xuất để làm chi tiết siêu nhỏ bằng dụng cụ trượt.

Điện cực đồng được gia công bằng máy cnc Makino 3N Slim - Máy gia công trung tâm

Điện cực đồng được gia công bằng máy cnc Makino 3N Slim – Máy gia công trung tâm

Sau khi đã mài nhẵn điện cực để đảm bảo tạo ra khuôn đúc hoàn chỉnh ta có thể giám sát kích thước của sản phẩm bằng một dụng cụ đo đạc chính xác. Điện cực được đưa xuống để tiếp xúc với cỗ máy ở phía dưới để tiến hành điện phân. Ở phía dưới có nửa còn lại của khuôn, nơi này đã được tạo hình ở cỗ máy thứ nhất. Một dòng điện cường độ cao sẽ truyền qua điện cực và in xuống khuôn tạo thành hình của điện cực trên nửa khuôn đó.

Điện cực được đưa xuống để tiếp xúc với cỗ máy để tiến hành điện phân

Điện cực được đưa xuống để tiếp xúc với cỗ máy để tiến hành điện phân

Sau khi gia công, nhân được những khe hở làm lạnh trong đó người ta luồn một thiết bị làm lạnh giúp tăng tốc quá trình làm nguội của sản phẩm nhựa.

Một số sản phẩm nhựa thường có tên nhãn mác ghi trên đó. Chính vì vậy ta cần phải khắc chữ ngược ở trong lòng của khuôn. Sau khi đúc nhựa xong, dòng chữ sẽ trở thành dòng chữ thật và nổi trên bề mặt sản phẩm.

Sau khi gia công, bề mặt bản in vẫn còn sần sùi. Người ta tiến hành đánh bóng để thu được chiếc khuôn hoàn chỉnh. Đây là hai nửa khuôn đúc nhựa đã được hoàn thiện cột vào những lỗ cắm khớp nhau để khuôn đúc được khi ta đổ nhựa tan chảy. Khi nhựa nguội  và cứng lại, ta chỉ cần lấy sản phẩm nhựa ra khỏi khuôn.
h7-danh-bong-khuon-mau

Để sản xuất một vài sản phẩm như những nút điều khiển trên bàn phím này. Người ta dùng tới phương pháp đúc khuôn chia thành hai giai đoạn.Trước hết ta đúc khuôn một Sa-si bằng nhựa trắng và nhựa cứng. Sau đó ta đặt chiếc nhựa đó cùng một chiếc khuôn khác và them phần mặt bằng nhựa sáng và cao su. Phần nhựa mềm này sẽ phủ ngoài toàn bộ lớp nhựa và tạo ra một lớp bọc rất đẹp.

Sản phẩm sau khi đúc tại một nhà máy sản xuất hàng loạt đã sử dụng khuôn mẫu do Kyodai chế tạo

Sản phẩm sau khi đúc tại một nhà máy sản xuất hàng loạt đã sử dụng khuôn mẫu do Kyodai chế tạo

Ngoài ra người ta còn sản xuất khuôn để làm từ vật liệu khác như Nhôm hoặc Cao su. Những chiếc khuôn này sẽ được sản xuất từ những kim loại khác nhau nhưng luôn được thực hiện với cùng một phương thức giống nhau.

Cảm ơn các bạn đã xem bài viết này! Hãy like, comment và đăng ký để nhận bài viết mới nhất!

Biên soạn: Nguyễn Văn Hiển – Kyodai.com.vn