Tag - Cơ khí chính xác

Tìm hiểu về cơ khí chính xác

Hiện nay,trong  các doanh nghiệp, phân xưởng cơ khí thì loại hình gia công cơ khí chính xác được sử dụng rất rộng rãi. Gia công phay bào chiếm khoảng 40% đến 60% trong cả quá trình. Gia công cơ khí chính xác có điểm nổi bật là sử dụng các loại máy móc, công nghệ hiện đại nên tạo ra những sản phẩm có độ chính xác cao. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây nhé!
1. Thế nào là gia công cơ khí chính xác?
Gia công cơ khí chính xác hay gia công bằng máy CNC tạo ra sản phẩm có độ chính xác rất cao, tinh xảo và đúng như khuôn mẫu hoặc bản vẽ có trước.
Một số loại máy CNC thường dùng là: máy cắt CNC, máy CNC phay, tiện, máy laser,… Vật liệu có thể gia công được bao gồm: sắt, thép, đồng, inox, nhựa.
IMG_2985
2. Đặc điểm của gia công cơ khí chính xác
– Gia công cơ khí chính xác có thể gia công với hầu hết các loại vật liệu, không đòi hỏi độ cứng của chúng
– Mang lại những sản phẩm có độ chính xác cực cao, khả năng mài nhẵn tốt hơn so với loại hình gia công khác. Chính vì vậy, gia công cơ khí chính xác được sử dụng rộng rãi do đáp ứng tốt mọi yêu cầu khách hàng.
– Khi gia công chi tiết khó bằng loại hình gia công cơ khí chính xác còn giúp tiết kiệm được nhiều nguyên liệu.
– Gia công được hầu hết mọi chi tiết cơ khí.
3. Hình thức gia công cơ khí chính xác
a. Tiện CNC
Sản phẩm xoay tròn và được gia công phay bằng công cụ cắt tương ứng. Bao gồm các hình thức: tiện trong, tiện ngoài, tiện bậc, gia công ren, cắt mặt,…
b. Phay CNC
Sử dụng mũi khoan, dao phay,… thực hiện khoan lỗ, doa lỗ, phat mặt, phay rãnh,… Máy phay với chuyển động xoay của trục chính và cung cấp chuyển động đến phôi.
Trong trường hợp sau khi gia công bằng máy phay, máy tiện mà chưa đạt được độ chính xác và độ nhám đúng như yêu cầu thì sau đó cần phải xứ lý thêm bằng công đoạn: gia công mài, đánh bóng, bắn cát,…
c. Gia công Oxy-Gas, Plasma, Laser CNC
Gia công Oxy-Gas, Plasma, Laser CNC dùng phản ứng cháy Oxy-Gas, tia Plasma và tia Laser, tạo ra các sản phẩm bằng cách tác dụng nhiệt lên những vật liệu kim loại. Trong đó, gia công cắt Laser hiện đại nhất, có thể cắt được tất cả kim loại, phi kim, đường cắt đẹp và đặc biệt là không cần thực hiện các công đoạn xử lý sau khi gia công.
4. Địa chỉ gia công cơ khí chính xác uy tín
Để tạo ra những sản phẩm thật chính xác, tinh tế, đúng theo bản vẽ thì phải chọn đơn vị gia công cơ khí chính xác thật uy tín. Kyodai là đơn vị được trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại cùng đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, tâm huyết với nghề, đảm bảo mang tới sự hài lòng nhất tới mọi khách hàng.
Kyodai có vị trí tại khu công nghiệp Thạch Khôi – Hải Dương với diện tích khoảng 2000m2 với các loại máy phay cơ, phay CNC, máy tiện cơ, tiện CNC, máy cưa everising, máy xung điện, máy hàn, máy cắt,… có thể gia công, lắp ráp mọi thiết bị từ đơn giản tới phức tạp. Đặc biệt, chúng tôi chuyên gia công những chi tiết yêu cầu độ chính xác cao, đó là: khuôn mẫu, đồ gá, băng tải, các chi tiết phục vụ chế tạo máy.
Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ với Kyodai qua hotline để được chúng tôi hỗ trợ thêm nhé! Rất mong được hợp tác cùng Quý khách trong thời gian sớm nhất!

Tọa đàm ” Bí quyết xây dựng thương hiệu dẫn đầu” đã thành công tốt đẹp

Tọa đàm “Bí quyết xây dựng Thương hiệu dẫn đầu” vào lúc 13h, ngày 18/11/ 2016 tại trung tâm hội nghị tiệc cưới FOREVERMARK, 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội diễn ra thành công, với sự tham gia của gần 400 Doanh nhân khắp mọi miền đất nước. (more…)

VŨ MINH TRÍ – TỔNG GIÁM ĐỐC MICROSOFT VIỆT NAM

VŨ MINH TRÍ – TỔNG GIÁM ĐỐC MICROSOFT VIỆT NAM


– Tốt nghiệp ngành Hoá dầu trường Đại học Bách Khoa TP. HCM
– Thạc sĩ chuyên ngành Tiếp thị và Phát triển Tổ chức tại Viện Công nghệ Châu Á (AIT – Asia Institute of Technology).

– Khởi nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tiếp đó đã thử sức tại nhiều công ty như Procter & Gamble (P & G), British Petroleum (BP)… và lần lượt giữ các chức vụ quản lí cấp cao trong các tổ chứ nói trên.

– Năm 2006, ông đảm trách vị trí Tổng giám đốc Sony Ericsson Việt Nam.

– Năm 2008 gia nhập là Yahoo! Việt Nam. Không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy chiến dịch “Điểm khởi đầu gia nhập Internet” với người dùng của Yahoo. Ông là người đã hoàn tất giấy phép kinh doanh tại Việt Nam và đưa Yahoo trở thành công ty Internet quốc tế đầu tiên làm được điều này.

– Năm 2010, CEO Qualcomm Đông Dương.

– Từ 2012 đến nay, CEO Microsoft Việt Nam.

Xu hướng mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Nhật Bản, mở chi nhánh, công ty con và văn phòng đại diện đang là xu hướng mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.

Trong bối cảnh đó, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) phối hợp với Cục Đầu tư Nước ngoài (FIA) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo “Xúc tiến đầu tư, mở rộng kinh doanh với thị trường Nhật Bản” nhằm giới thiệu cách tiếp cận thị trường Nhật Bản cũng như ưu điểm, lợi thế khi đầu tư, mở rộng kinh doanh tại đây.

Tự tin vươn tới thị trường tầm cao

Mặc dù số lượng dự án đầu tư  của doanh nghiệp (DN) Việt sang Nhật chưa nhiều, quy mô đầu tư còn nhỏ, nhưng các dự án hoạt động hiệu quả, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm… đem lại giá trị gia tăng cao và góp phần nâng cao năng lực cho các kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin của Việt Nam.

Những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang mở ra cánh cửa lớn cho DN Việt. Giờ đây họ không chỉ có thể tiếp cận những thị trường nhỏ, thấp hoặc ngang mình mà còn có đủ điều kiện và tự tin để vươn sang các thị trường phát triển hơn.

Theo ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài, để định hướng đầu tư sang Nhật Bản, Việt Nam có khá nhiều thuận lợi.

kyodai_toan_canh_hoi_thao
Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: Quỳnh Hương/TGVN).

Thứ nhất, DN phát triển mạnh về quy mô và số lượng trong những năm gần đây. Hiện Việt Nam có khoảng 450 nghìn DN, phấn đấu đạt khoảng một triệu DN vào năm 2020, do vậy nhu cầu mở rộng không gian đầu tư, kinh doanh của DN rất cao.

Thứ hai, Việt Nam có lượng nhân lực dồi dào, với khoảng 47 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động qua đào tạo đạt 51%, đến năm 2020 dự kiến đạt khoảng 75%.

Thứ ba, lực lượng kỹ sư trẻ, cần cù, năng động, có trình độ, sáng tạo, sử dụng thành thạo ngoại ngữ ngày càng gia tăng.

Thứ tư, số cử nhân công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, chi phí lương cạnh tranh so với nhiều nước trong khu vực. Hiện nay, có trên 15.000 du học sinh Việt Nam sang học tập, nghiên cứu tại Nhật Bản.

Cách tiếp cận mới

Nói về sức hấp dẫn của thị trường Nhật Bản, ông Shigeki Maeda, Phó Chủ tịch JETRO, cho biết, tháng 12/2012, sau khi Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra chính sách ABENOMICS nhấn mạnh việc gia tăng GDP, cơ hội cho DN, tạo việc làm thì đầu tư nước ngoài vào Nhật ngày càng gia tăng.

Các Lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt đầu tư sang nhật chủ yếu là thông tin-truyền thông, khoa học và công nghệ; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô; du lịch; dịch vụ lưu trú, nhà hàng; cơ sở chế biến, chế tạo.

Với quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư bằng nhiều cách, Nhật Bản trở thành một thị trường dễ kinh doanh hơn. Nhà đầu tư sẽ cảm thấy thoải mái hơn và nhiều cơ hội hơn khi đến đây. Một số chế độ độc quyền đã dỡ bỏ dần, thị trường thuốc, dược phẩm, thiết bị y tế cũng mở hơn… Như vậy, khi DN Việt Nam đầu tư sang Nhật Bản không những sẽ được hưởng một môi trường, thị trường hấp dẫn, chuyên nghiệp mà có thể tăng cường năng lực kinh tế và năng lực cạnh tranh cho chính mình.

Giờ đây, với tư duy cởi mở về kinh tế, số lượng nhà đầu tư quốc tế, khách du lịch nước ngoài vào Nhật tăng lên rất nhiều, mở ra cơ hội kinh doanh, trở thành thị trường lớn, đa dạng đối với các DN.

Một ví dụ đời thường và điển hình được ông Shigeki Maeda đưa ra là hiện các cửa hàng sushi ở Nhật Bản cũng áp dụng big data  (dữ liệu lớn)  trong phục vụ để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Đây là cơ hội để phát triển về công nghệ thông tin, đặc biệt là các dịch vụ mới và đang phát triển nóng hiện nay như IoT (Internet of Things – kết nối mọi thứ qua Internet) , điện toán đám mây hay big data, … là lĩnh vực mà DN Việt Nam có thế mạnh mà nhu cầu ở thị trường Nhật Bản cũng rất lớn.

Ông Shigeki Maeda kêu gọi DN Việt Nam “Hãy mở chi nhánh ở Nhật Bản thay vì ở Việt Nam để đạt được những thành công mới”. Ông cũng nhấn mạnh, Nhật sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN Việt Nam đầu tư làm ăn tại đây. Trung tâm hỗ trợ DN đầu tư Nhật Bản (IBSC) có dịch vụ tư vấn miễn phí cho các DN các bí quyết cần thiết để thành lập văn phòng đại diện tại Nhật về: tư vấn pháp luật, chi phí kinh doanh, cơ chế thị trường, tập quán thương mại, bảo đảm nhân lực, thông tin bất động sản. Trung tâm sẽ cho DN mượn văn phòng tạm thời trong 2 tháng tại 6 thành phố của Nhật Bản khi thực hiện các thủ tục thành lập văn phòng kinh doanh tại Nhật.

Khó nhưng nhiều cơ hội

Mặc dù thị trường Nhật Bản nổi tiếng khó tính nhưng một khi đã được chấp nhận, sản phẩm dịch vụ của nhà đầu tư tại thị trường này sẽ vững chắc đi lên. Đây là khẳng định của hầu hết các chuyên gia và doanh nghiệp có kinh nghiệm.

Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hà Nội lưu ý với các DN muốn mở rộng đầu tư sang Nhật cần cân nhắc những yếu tố về giá đồng Yen (hiện đang tăng), dân số già, nguồn lao động thiếu, chi phí nhân công cao… Vì vậy, việc tuyển dụng các kỹ sư, lao động Nhật rất khó, đặc biệt là kỹ sư công nghệ thông tin mức lương rất cao. DN Việt Nam nên đào tạo tiếng Nhật cho các kỹ sư trẻ của mình rồi chuyển sang Nhật làm việc.

Từ kinh nghiệm thực tế khi mở văn phòng đại diện của mình tại Nhật Bản, ông Nguyễn Ích Vinh, Giám đốc Công ty công nghệ thông tin Tinh Vân Outsourcing chia sẻ về cả thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Nhật Bản.

Theo ông, doanh nghiệp Việt gặp những thách thức không hề mới khi đầu tư tại đây như: khoảng cách về tiêu chuẩn, chất lượng; trình độ tiếng Nhật của nhân sự thấp; chi phí xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường cao; chu kỳ bán hàng kéo dài (1-2 năm), thiếu thông tin, kinh nghiệm…

Ông Vinh cũng chia sẻ về ba thế mạnh của Việt Nam, tuy nhiên nếu không thật sự tận dụng được thì không giải quyết được vấn đề. Một là lợi thế về chi phí cạnh tranh. Tuy vậy, lợi thế này không dài hạn, chi phí ngày càng tăng lên. Hai là lợi thế nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có nền tảng tốt nhưng lại chưa chuyên nghiệp, làm việc theo quy trình lỏng lẻo, tính tuân thủ thấp. Ba là lợi thế tương đồng về văn hoá nhưng nhân sự lại thiếu khả năng giao tiếp và không chủ động làm rõ yêu cầu.

Để giải quyết những vấn đề này, theo ông Vinh, các yếu tố tiên quyết mà doanh nghiệp Việt cần lưu ý là phải có chiến lược dài hạn, đầu tư bài bản về nguồn lực và trên hết, không bao giờ quên rằng, đối với thị trường Nhật Bản, chất lượng luôn phải đặt lên hàng đầu.

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí chính xác, dịch vụ và thương mại Việt Nam (VPMS) – một công ty “siêu nhỏ” với số vốn đầu tư khoảng 10 tỷ VNĐ chia sẻ kinh nghiệm thực tế, công ty đã phát triển rất “nóng” khi làm ăn với doanh nghiệp Nhật Bản.

“DN Nhật Bản vô cùng khó tính”, ông Huy khẳng định. Sai lầm của DN Việt Nam là có thói quen tự mình giải quyết các vấn đề phát sinh, nhiều khi đơn hàng có khả năng chậm cũng không báo lại với đối tác. “Do đó, các DN muốn hợp tác được với đối tác Nhật Bản cần phải thiết lập cơ chế HO-REN-SO (báo cáo, liên lạc, bàn thảo) để trao đổi và nắm bắt được toàn bộ thông tin về sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng…”, ông Huy nói.

Để có được đơn hàng với DN Nhật, VPMS đã thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ thuật cho nhân viên. Đặc biệt là các khóa đào tạo này do chính chuyên gia của khách hàng phái cử và điều này giúp nâng cao trình độ nhân viên về kỹ thuật, kiểm soát quy trình, qua đó tăng năng suất và giảm giá thành. Ông Huy cũng nhấn mạnh, “không bao giờ được xuề xoà, dễ dãi trong quản lý chất lượng sản phẩm”.

Khi kinh doanh thành công tại Nhật Bản, cũng có nghĩa là DN Việt và các tổ chức xúc tiến liên quan đã làm tốt vai trò của mình như “thêm một chiếc bánh trong hai bánh xe của cỗ xe hợp tác kinh tế giữa hai “đối tác vàng” Việt – Nhật, thúc đẩy hợp tác trong môi trường TPP và các hiệp định thương mại thế hệ mới của tương lai”, ông Katsuro Nagai, Công sứ phụ trách kinh tế Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói.

Nguyễn Văn Hiển | kyodai.com.vn | cokhichinhxac.top | precisionmachining.top

Ngành cơ khí chính xác hấp dẫn doanh nghiệp Hàn Quốc

Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm đến ngành cơ khí chính xác tại Việt Nam bởi đây là lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ mà các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đang cần.

doanhnghiephanquocquantamtoicokhichinhxacvietnamNhiều doanh nghiệp nước ngoài quan tâm đến ngành cơ khí chính xác tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Đây là khẳng định của ông Ryu Hang Ha – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM) tại buổi họp báo thông tin về Triển lãm quốc tế về Máy công cụ, Cơ khí chính xác và Gia công kim loại diễn ra từ 26- 28/4 tới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế, Hà Nội (MTA Hanoi 2016).

Triển lãm sẽ có sự tham gia của 175 công ty đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có số lượng doanh nghiệp tham gia đông đảo nhất với16 công ty, chiếm 9,14% trên tổng số đơn vị triển lãm, tăng gấp 4 lần so với kỳ Triển lãm lần trước.

Đến với MTA Hanoi 2016 lần này, các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ trưng bày các công nghệ, thiết bị và giải pháp tân tiến nhất, phù hợp cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Ông Ryu Hang Ha cho biết, hiện Việt Nam đang là tâm điểm phát triển kinh tế và giao thương quốc tế. Doanh nghiệp Hàn Quốc tính đến nay đã đầu tư khoảng 45 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 4.600 doanh nghiệp. Riêng Công ty Samsung ở Việt Nam đã vươn tới con số 50 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Vì vậy, nhu cầu về máy công cụ, cơ khí chính xác của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam là rất lớn.

Việc Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như cải thiện môi trường kinh doanh trong nước đang tạo cơ hội kinh doanh, giao thương rất thuận lợi không chỉ cho doanh nghiệp Việt Nam mà cả các doanh nghiệp Hàn Quốc hay các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam.

“Với MTA Hanoi 2016, đây sẽ là sự kiện triển lãm lớn nhất và đáng tin cậy nhất tại Việt Nam, là cơ hội quý giá cho các công ty thành viên Hàn Quốc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với khách hàng tiềm năng, mở rộng mạng lưới kinh doanh và đạt được nhiều giao dịch thành công”, ông Ryu Hang Ha nhấn mạnh.

Ông Ryu Hang Ha cho biết thêm, trong khuôn khổ Triển lãm KORCHAM cũng sẽ tổ chức sự kiện “Gặp gỡ kết nối cho cộng đồng các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam” nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp hai nước giao lưu, tìm hiểu thị trường.

Theo  KORCHAM, từ năm 2015, Việt Nam đã chứng kiến một làn sóng FDI mạnh mẽ đến từ Hàn Quốc. Với tổng vốn đầu tư 25 tỷ USD, Hàn Quốc đã vượt qua các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu khác như Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và Nhật Bản để trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư Hàn Quốc chảy vào Việt Nam được giải thích bởi tốc độ phát triển kinh tế ổn định và bền vững, nguồn nhân lực dồi dào cũng như sự hiện diện của hai tập đoàn công nghệ lớn đang hoạt động tại thị trường Việt Nam là Samsung và LG.

Hàn Quốc đang từng bước tận dụng tiềm năng đầu tư của Việt Nam với rất nhiều dự án có giá trị hàng tỷ USD, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và chế biến, vốn là hai ngành công nghiệp trọng tâm chính của Hàn Quốc. Phần lớn các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hướng sự quan tâm đến ngành công nghiệp sản xuất và chế biến với khoảng 2.566 dự án có tổng giá trị lên tới hơn 24 tỷ USD, chiếm hơn 90% tổng số vốn đăng ký. Các dự án đầu tư này đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và giúp ổn định cán cân thương mại tại Việt Nam.

Ông Trần Việt Dũng- Phó Giám đốc công ty Triển lãm VCCI, đơn vị tổ chức Triển lãm cho biết, trước sự quan tâm ngày càng lớn của các doanh nghiệp nước ngoài đến thị trường cơ khí chính xác, máy công cụ và gia công kim loại tại Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu giao thương của các doanh nghiệp, bắt đầu từ năm 2016, Triển lãm sẽ được tổ chức mỗi năm một lần thay vì hai năm một lần như trước đây.

Vi Vi