Monthly Archives - July 2016

Phương pháp và dụng cụ đo độ chính xác gia công cơ khí

1. Khái niệm độ chính xác gia công:

Độ chính xác gia công của chi tiết máy là đặc tính quan trọng của ngành cơ khí nhằm đáp ứng yêu cầu của máy móc thiết bị cần có khả năng làm việc chính xác để chịu tải trọng, tốc độ cao, áp lực lớn…
Độ chính xác gia công là mức độ chính xác đạt được khi gia công so với yêu cầu thiết kế.
Trong thực tế, độ chính xác gia công được biểu thị bằng các sai số về kích thước, sai lệch về hình dáng hình học, sai lệch về vị trí tương đối giữa các yếu tố hình học của chi tiết được biểu thị bằng dung sai. Độ chính xác gia công  còn phần nào được thể hiện bằng độ nhám bề mặt.

2 Khái niệm về dung sai:

Khái niệm dung sai: Khi chế tạo một sản phẩm, không thể thực hiện kích thước, vị trí, hình dáng chính xác một cách tuyệt đối để có sản phẩm giống hệt như mong muốn và giống nhau hàng loạt, vì việc gia công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như độ chính xác của dụng cụ, thiết bị gia công, dụng cụ đo, trình độ tay nghề của người thợ… Do đó mọi sản phẩm khi thiết kế cần tính đến một sai số cho phép sao cho đảm bảo tốt các yêu cầu kĩ thuật, chức năng làm việc và giá thành hợp lý.
Dung sai đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu của kích thước hay còn gọi là độ chính xác thiết kế và được ghi kèm với kích thước danh nghĩa trên bản vẽ kỹ thuật.

 3 Các phương pháp đo và dụng cụ đo:

a/ Phương pháp đo: Tuỳ theo nguyên lý làm việc của dụng cụ đo, cách xác định giá trị đo mà ta có các phương pháp đo sau:
– Đo trực tiếp: là phương pháp đo mà giá trị của đại lượng đo được xác định trực tiếp theo chỉ số hoặc số đo trên dụng cụ đo: Đo trực tiếp tuyệt đối dùng đo trực tiếp kích thước cần đo và giá trị đo được nhận trực tiếp trên vạch chỉ thị của dụng cụ. Đo trực tiếp so sánh dùng để xác định trị số sai lệch của kích thước so với mẫu chuẩn. Giá trị sai số được xác định bằng phép cộng đại số kích thước mẫu chuẩn với trị số sai lệch đó.
– Đo gián tiếp: dùng để xác định kích thước gián tiếp qua các kết quả đo các đại lượng có liên quan đến đại lượng đo.
– Đo phân tích (từng phần): dùng xác định các thông số của chi tiết một cách riêng biệt, không phụ thuộc vào nhau.

b/ Dụng cụ đo: Các loại dụng cụ đo thường gặp là các loại thước: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước lá, thước cặp, thước đo góc, compa, panme, đồng hồ so, calíp, căn mẫu…Các loại thiết bị đo tiên tiến thường dùng như: đầu đo khí nén, đầu đo bằng siêu âm hoặc laze, thiết bị quang học, thiết bị đo bằng điện hoặc điện tử v.v…
– Thước lá: có vạch chia đến 0,5 hoặc 1mm có độ chính xác thấp khoảng ±0,5mm.

Thuoc la

h1: Thước lá

– Thước cặp: là dụng cụ đo vạn năng để đo các kích thước có giới hạn và ngắn như chiều dài, chiều sâu, khoảng cách, đường kính lỗ v.v… với độ chính xác khoảng ± (0,02÷0,05)mm.

Cấu tạo thước cặp thường

h2 – cấu tạo thước cặp thường

Thước cặp điện tử dùng để đo sản phẩm trong phòng qc của công ty Kyodai

h3 – thước cặp điện tử dùng để đo sản phẩm trong phòng qc của công ty Kyodai

Do san pham bang Thuoc cap - Kyodai

h3a – Nhân viên kiểm tra chất lượng của công ty Kyodai tiến hành đo sản phẩm bằng thước cặp

– Panme: thường dùng để đo đường kính ngoài, lỗ, rãnh…với độ chính xác cao, có thể đạt ±(0,005÷0,01)mm. Panme chỉ đo được kích thước giới hạn. Ví dụ panme ghi 0 – 25 chỉ đo được kích thước ≤ 25mm.

h4 - Cấu tạo Panme

h4 – Cấu tạo Panme

h4a - Panme được sử dụng tại Kyodai

h4a – Panme được sử dụng tại Kyodai

h4b - Nhân viên kiểm tra chất lượng của Kyodai tiến hành đo sản phẩm bằng Panme

h4b – Nhân viên kiểm tra chất lượng của Kyodai tiến hành đo sản phẩm bằng Panme

– Calíp – căn mẫu: là loại dụng cụ kiểm tra dùng trong sản xuất hàng loạt, hàng khối để kiểm tra kích thước giới hạn các sản phẩm đạt yêu cầu hay không.

h5 - Calip

h5 – Calip

– Đồng hồ so: có độ chính xác đến ± 0,01mm, dùng kiểm tra sai số đo so với kích thước chuẩn bằng bàn rà, bàn gá chuẩn nên có thể kiểm tra được nhiều dạng bề mặt. Dùng đồng hồ so có thể xác định được độ không song song, độ không vuông góc, độ đồng tâm, độ tròn, độ phẳng, độ thẳng, độ đảo v.v…
h6 - Đồng hồ đo

h6 – Đồng hồ đo

Nhân viên qc đang đo cao độ của sản phẩm sau khi gia công

h6a- Anh Nguyễn Quang Mạnh – Nhân viên kiểm tra chất lượng đang hành đo sản phẩm bằng đồng hồ đo

– Dưỡng: chỉ dùng kiểm tra một kích thước hoặc hình dáng.
duong do ban kinh

Bảng tra kích thước bulong (Đầu lục giác chìm)

Định nghĩa: bulông là một sản phẩm cơ khí, có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế để sử dụng kết hợp với đai ốc, có thể tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.
Bu lông được sử dụng để lắp ráp, liên kết, ghép nối các chi tiết thành hệ thống khối, khung giàn. Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bulong và đai ốc để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau. Mối lắp ghép bằng bu lông có thể chịu được tải trọng kéo cũng như uốn rất tốt, nó lại có độ bền, độ ổn định lâu dài. Việc tháo lắp cũng như hiệu chỉnh mối ghép bu lông rất thuận tiện, nhanh chóng và không đòi hỏi những công nghệ phức tạp như các mối lắp ghép khác. Do có nhiều ưu điểm nên bu lông được sử dụng rộng rãi trong các máy móc, thiết bị công nghiệp, các công trình xây dựng, công trình giao thông, cầu cống… ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Đầu bu lông có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn; hình vuông; 6 cạnh (lục giác) ngoài, hoặc trong (lục giác chìm); 8 cạnh (bát giác); hoặc hình khác. Tuy nhiên dạng 6 cạnh được sử dụng nhiều hơn cả do đặc tính mỹ thuật, sự tiện lợi trong quá trình sản xuất và sử dụng. Trong nội dung bảng tra này chỉ đề cập đến đầu lục giác chìm. Dựa vào tên gọi của bu lông ta có thể tra được đường kính (D) và chiều cao (H) của đầu bu lông lục giác chìm.

Ban Ve 2d - Bulong dau luc giac chim

Hướng dẫn tra:
D: Đường kính đầu bu lông
H: Chiều cao đầu bu lông.
Đơn vị: mm

Tên gọiĐường kính
đầu bu lông (D)
Chiều cao
đầu bu lông (H)
M23.82
M35.53
M474
M58.55
M6106
M8138
M101610
M121812
M162416
M203020
M243624
M304530

BẢNG TRA BƯỚC REN TIÊU CHUẨN HỆ MÉT

Định nghĩa: Khi đường xoắn ốc được hình thành trên bề mặt tròn xoay và có hình phẳng (tam giác, hình vuông, hình thang…) thuộc mặt phẳng kinh tuyến của mặt tròn xoay chuyển động theo hướng xoắn ốc sẽ tạo thành bề mặt xoắn ốc gọi là Ren. Ren dùng để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.

Ứng dụng: Ren được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực cơ khí,
– Nó có trong đai ốc, vít gỗ, vít máy, đai ốc, bu lông…
– Dùng để kết nối các thiết bị, đường ống được tiện ren lại với nhau.
– Trong thiết bị đo lường:  bằng việc thay đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến trong thước panme.

Ren được chia ra thành nhiều loại như: Ren hệ mét, ren ống trụ, ren ống côn, ren thang nghiêng, ren thang cân, ren vuông. Trong phạm vi bảng tra dưới đây chỉ đề cập đến ren hệ mét. Dựa trên tên gọi của bulông ta có thể tra được bước ren và đường kính lỗ khoan, thuận tiện hơn trong quá trình gia công.
buoc-ren-kyodai
Hướng dẫn tra:
P: Bước răng.
D: Đường kính lỗ khoan.
Đơn vị: mm

Bang tra ren - kyodai

 

BẢNG TRA DUNG SAI LẮP GHÉP (H7, K6)

Các sai lệch cơ bản: Có 28 sai lệch cơ bản đối với trục và 28 sai lệch cơ bản đối với lỗ và được kí hiệu bằng chữ La tinh. Chữ hoa kí hiệu cho chi tiết lỗ (chi tiết bao): A,B,C,.., ZB,ZC. Chữ thường kí hiệu cho chi tiết trục(chi tiết bị bao): a,b,c,…,zb,zc.
kyodai - mien dung sai
– Lỗ cơ bản kí hiệu bằng H (EI=0)
– Trục cơ bản kí hiệu bằng h (es=0)
– Dãy các sai lệch cơ bản từ A(a) đến H(h) dùng để tạo thành các lắp ghép có khe hở.
– Từ J(j) đến N(n) là các lắp ghép trung gian.
– Từ P(p) đến ZC(zc) là các lắp ghép có độ dôi.
– Với cùng một kí hiệu thì sai lệch cơ bản của lỗ và trục bằng nhau về độ lớn nhưng ngược dấu.
– Sự phối hợp giữa chữ chỉ sự sai lệch cơ bản và số hiệu của cấp chính xác sẽ xác định được vị trí và độ lớn của miền dung sai. Miền dung sai được ghi sau kích thước danh nghĩa .
Ví dụ: ∅20H7 có nghĩa là chi tiết lỗ có đường kính danh nghĩa là 20mm, sai lệch cơ bản là H và cấp chính xác là 7.

Trong phạm vi bảng tra này chỉ đề cập đến H7 và K6.

Đơn vị: mm
kyodai - cap chinh xac
Các sản phẩm được công ty Kyodai gia công với độ chính xác lên tới 0.01mm, sản phẩm sau khi gia công được đưa vào phòng kiểm tra chất lượng để kiểm tra các thông số kích thước và hình dáng bề mặt.